Author Archives: alibabasad

  • -

Thanh khoản địa ốc thấp kỷ lục vì niềm tin sụt giảm

Thanh khoản địa ốc thấp kỷ lục vì niềm tin sụt giảm

Nửa năm nay, bất động sản vấp phải nhiều lực cản, song điểm đáng ngại nhất là niềm tin thị trường xuống thấp, theo chuyên gia.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy, gần 6 tháng đầu năm 2023, toàn cảnh thị trường nhà ở và bất động sản nghỉ dưỡng đều ghi nhận tình trạng giao dịch đình trệ cả rổ hàng sơ cấp (chủ đầu tư mở bán) lẫn rổ hàng thứ cấp (đầu tư mua đi bán lại). Nguồn cung nhà ở sơ cấp chiết khấu 15-50%, hỗ trợ lãi suất trong 2-7 năm, thậm chí có trường hợp hỗ trợ lãi suất toàn bộ, nhận nhà khi chỉ đóng 30%. Tuy nhiên, khách mua vẫn vắng bóng. Rổ hàng thứ cấp xuất hiện tình trạng giảm giá 20-50% khi nhà đầu tư đuối tài chính xả hàng để thu hồi dòng tiền, song thanh khoản cũng trầm lắng.

Dữ liệu của DKRA Group cho thấy, đến cuối tháng 5, sức mua bất động sản nhà ở lẫn nghỉ dưỡng đều giảm trên 95% so với cùng kỳ và tình trạng này kéo dài từ đầu năm 2023 đến nay. Trong khi đó, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng xác nhận, đến quý I, tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường chỉ đạt khoảng 11% rổ hàng.

Báo cáo mới nhất của VARS đánh giá, thanh khoản yếu do nhiều nguyên nhân: đại đa số người mua hụt dòng tiền khi kinh tế còn nhiều thách thức, lãi vay cao, cửa tín dụng khó vào, các dòng tiền nhàn rỗi vẫn trú chân ở kênh gửi tiết kiệm. Yếu tố đáng lo ngại nhất, theo đơn vị này, là người mua mất niềm tin vào thị trường bất động sản.

VARS nhấn mạnh, việc niềm tin của người mua nhà bị sụt giảm liên tục trong một thời gian dài đã dẫn đến kịch bản mất thị trường như hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thời gian qua địa ốc luôn trong trạng thái thiếu vắng khách hàng, thanh khoản xuống thấp kỷ lục.

Một góc chụp bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Một góc chụp bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Đoàn Chí Thanh, Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Khởi Thành nhìn nhận, nửa năm nay, người mua nhà đang quan sát chuyển biến của thị trường để ra quyết định. Song các chỉ số giúp phục hồi niềm tin của người tiêu dùng đều đang rất thấp dẫn đến tâm lý đứng ngoài chờ đợi.

Ông Thanh phân tích, từ giữa cuối năm 2022 đến nay, thị trường xuất hiện không ít trường hợp chủ đầu tư cam kết hỗ trợ lãi suất, thu hút khách hàng mua bằng bài toán tài chính nhưng giữa đường bội tín, tiến độ dự án đình trệ. Việc doanh nghiệp đem khách hàng bỏ chợ không bị chế tài xử lý, đẩy rất nhiều người mua vào cảnh mất tiền, chôn vốn, thua lỗ do các sản phẩm dở dang và không phục vụ nhu cầu ở thật. Diễn biến này đã hủy hoại niềm tin của người mua vào thị trường bất động sản.

Mặt khác, theo ông Thanh, vướng mắc pháp lý kéo dài, nhiều doanh nghiệp đầu ngành gặp khó khăn dòng tiền, dẫn đến dự án chậm về đích càng khiến người mua nghi ngại, không dám xuống tiền. Thêm vào đó, việc lãi suất điều hành giảm nhiều nhưng lãi suất cho vay còn neo cao làm người mua nhà có nhu cầu ở thật cũng chùn tay, lo bẫy lãi suất thả nổi.

“Các phản ứng hoang mang, lo ngại của khách hàng như mưa dầm thấm lâu, đến khi bất động sản để vuột mất niềm tin nơi người tiêu dùng, sự mất mát đã quá lớn và rất khó khôi phục”, ông Thanh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trần Xuân Ngọc, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Long nhận xét, sau một thời gian địa ốc bộc lộ hàng loạt khó khăn, thách thức, đến nay khủng hoảng niềm tin vào thị trường bất động sản diễn ra khá nghiêm trọng, liên quan đến hàng loạt vấn đề tồn đọng. Chẳng hạn như gỡ vướng pháp lý cho các dự án đến đâu, kinh tế phục hồi ra sao, các chủ đầu tư giữ chữ tín như thế nào, dự án liệu có về đích hay không, khi nào thị trường hết khó khăn?

Theo ông Ngọc, các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản được Chính phủ quan tâm, đôn đốc triển khai nhưng vẫn có độ trễ và cần thời gian để đi vào thực tiễn. “Vì vậy, niềm tin của người mua càng bị thử thách và có thể phải mất rất nhiều thời gian để củng cố lại phòng tuyến này”, ông Ngọc nói.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết, nhìn vào thanh khoản thị trường nhà ở phía Nam gần 6 tháng nay là bức tranh màu xám, gợi nhớ đến đáy khủng hoảng gần nhất 2013. Hiện nay, ngay cả nhà bình dân, giá vừa túi tiền, phục vụ nhu cầu ở thật, cũng chỉ đạt thanh khoản nhỏ giọt. Tình trạng các dự án không bán được hàng dù nhu cầu nhà ở vẫn có, trong khi nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân trong hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao cho thấy niềm tin của khách hàng đối với thị trường bất động sản đang xuống thấp kỷ lục.

Theo ông Phúc, phản ứng do dự, hoài nghi, sợ rủi ro khi bỏ tiền vào bất động sản của khách hàng thời gian qua trở thành tâm lý chủ đạo dẫn dắt thị trường, là phản xạ có điều kiện. CEO Phú Đông Group cho rằng bên cạnh chờ đợi các chính sách, doanh nghiệp địa ốc phải tự nỗ lực lấy lại niềm tin của người tiêu dùng bằng tiến độ dự án đúng hẹn, pháp lý hoàn thiện, phương thức thanh toán linh hoạt hơn.

Riêng ông Ngọc đánh giá cao giải pháp khôi phục niềm tin của người mua nhà bằng chiến lược đồng hành của chủ đầu tư với khách hàng. Để làm điều đó, các nhà phát triển phải đưa ra những sản phẩm vừa túi tiền, đánh trúng nhu cầu thật, có phương án thanh toán vừa phải, dung hòa lợi ích giữa bên bán và bên mua. Ngay cả trong lúc khó khăn, doanh nghiệp cần giữ chữ tín, chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để cân đối dòng tiền, cùng khách hàng về đích (bàn giao nhà).

“Vượt khó cùng với khách hàng chính là cách nuôi dưỡng, phục hồi niềm tin của người mua vào thị trường bất động sản”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Theo ông Phạm Anh Khôi, thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường Hội Bất động sản Việt Nam (VARS), quý III là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn và là cơ hội để quan sát các phản ứng thực tế. Đây cũng sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường bất động sản hay không.

Ông Khôi cũng dự báo có hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất, nếu tình hình thị trường bất động sản vẫn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.

Ở kịch bản thứ hai, nếu lãi suất huy động giảm xuống mức 6-7% vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản trong điều kiện niềm tin của người mua được cải thiện.

Nguồn : https://vnexpress.net/thanh-khoan-dia-oc-thap-ky-luc-vi-niem-tin-sut-giam-4616512.html


  • -

Khởi công xây dựng Vành đai 3 TP HCM

Thiết kế Vành đai 3 TP HCM

Vành đai 3 dài 76 km, đi qua 4 tỉnh, thành, tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng là công trình giao thông lớn nhất phía Nam sẽ được khởi công trong tháng 6.

Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, giai đoạn một dài hơn 76 km, quy mô 4 làn cao tốc cùng đường song hành. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Tại đoạn kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, trên Vành đai 3 sẽ được xây thêm một cầu vượt ngang và 4 nhánh rẽ để liên thông giữa hai tuyến đường.

Phối cảnh phần đường phía dưới của tuyến vành đai.

Theo kế hoạch, đoạn Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM dài hơn 47 km sẽ khởi công ngày 18/6. Các địa phương còn lại dự tính khởi công dự án trên địa bàn từ ngày 26 đến 30/6.

Vành đai 3 là dự án kết nối 5 tuyến cao tốc hướng tâm, gồm: TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, TP HCM – Mộc Bài và TP HCM – Chơn Thành, tạo liên kết cho cả vùng.

Tại TP HCM, dự án có gần 13 km đi trên cao, từ nút giao cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến Tân Vạn. Thiết kế này nhằm phù hợp địa hình, giảm chi phí bồi thường.

Dự án có 6 nút giao lớn, kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành, Long Thành – Dầu Giây, Tân Vạn, TP HCM – Trung Lương, Bình Chuẩn và Tỉnh lộ 10.

Tại Long An, địa phương có đoạn Vành đai 3 đi qua ngắn nhất gần 7 km thuộc huyện Bến Lức cũng đang hoàn thiện các hồ sơ để khởi công dự án trong tháng 6.

Đoạn Vành đai 3 trên địa bàn Bình Dương dài gần 11 km, qua TP Dĩ An, Thủ Dầu Một và Thuận An, đang được địa phương triển khai chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân. Dự kiến tỉnh sẽ khởi công dự án trước 30/6, tại hai vị trí đã có mặt bằng bao gồm nút giao Bình Chuẩn và cầu Bình Gửi.

Tại nút giao Tân Vạn, Bình Dương, giai đoạn một sẽ đầu tư hoàn chỉnh với quy mô gồm: cầu vượt theo hướng Vành đai 3 băng qua nút giao cùng các nhánh rẽ trái từ tuyến vành đai xuống quốc lộ 1, nhánh theo hướng từ Bình Chuẩn đi cầu Đồng Nai.

Tại Đồng Nai, dự án Vành đai 3 dài hơn 11 km với điểm đầu ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, điểm cuối tại cầu Nhơn Trạch nối qua TP Thủ Đức (TP HCM) với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.

Một vòng xoay, cầu vượt kết nối Vành đai 3 với đường tỉnh 25C tại huyện Nhơn Trạch.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai, địa phương đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải cố gắng khởi công dự án vào cuối tháng 6 tới theo đúng kế hoạch.

Vành đai 3 và đường song hành qua sông Rạch Chay, huyện Nhơn Trạch.

Đường song hành được xây dựng dọc tuyến Vành đai 3 với tổng chiều dài 11,2 km, bao gồm hai cầu vượt sông Rạch Chay. Khi hoàn thiện, đường rộng 74,5 m, vận tốc thiết kế là 60 km/h.

Phối cảnh cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đây là cây cầu lớn nhất đường vành đai, thuộc thành phần dự án 1A, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch.

Toàn tuyến Vành đai 3, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành năm 2026, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logistics. Công trình cũng được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Vùng trọng điểm phía Nam.

Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa: Khánh Hoàng

Nguồn : https://vnexpress.net/thiet-ke-vanh-dai-3-tp-hcm-4615134.html


  • -

Những dự án căn hộ đã và đang triển khai năm 2023

Những dự án căn hộ đã và đang triển khai năm 2023


  • -

Tổng hợp các dự án chung cư đã có sổ hồng tại TP.HCM

Tổng hợp các dự án có sổ hồng tại Thủ Đức Quận 2

Tổng hợp các dự án có sổ hồng tại Thủ Đức Quận 2

Các anh chị có thể tham khảo nếu muốn mua những chung cư đã hoàn thiện và được cấp chủ quyền

Nếu các anh chị cần mua những khu vực khác có thể liên hệ : Đất vàng miền nam

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ :

Họ và tên (*)

Địa chỉ Email (*)

Tiêu đề

Nội dung phản hồi

Nhập số điện thoại

Gửi thư mục đính kèm


  • -

Bất chấp BDS biến động, thị trường đất nền vẫn sẽ là kênh đầu tư an toàn 2023

Kỳ vọng đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại; Chuyện cận Tết: Nhân viên ngành Bất động sản mong được… đuổi việc; TP.HCM có 25 dự án đủ điều kiện huy động vốn trong năm 2022; Điều gì đang chờ đợi nhà đầu tư Bất động sản trong năm 2023; Chính phủ sẽ cơ cấu lại thị trường chứng khoán, trái phiếu, Bất động sản… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Nóng trong tuần: Nhiều thách thức đang chờ đợi nhà đầu tư bất động sản 2023?

Hình minh họa

Kỳ vọng đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại

Tại ngày 31/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng tư nhân đã tăng 6 điểm cơ bản (so với mức tăng 21 điểm cơ bản trong tháng 11) và 11 điểm cơ bản (so với mức tăng 83 điểm cơ bản của tháng 11) so với mức cuối tháng trước.

Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh giữ nguyên trong giai đoạn tháng 11- 12/2022.

Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các Ngân hàng giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng xuống tối đa 9,5%/năm. Sau lời kêu gọi, một số Ngân hàng đã giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng từ trên 10%/năm xuống dưới 9,5%.

Đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023, loạt doanh nghiệp được hưởng lợi

Theo ước tính của VnDirect, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng trưởng 20-25% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, VnDirect đánh giá cao triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng trong năm tới khi các vấn đề về thiếu hụt nguồn cung đá, cát và giá vật liệu xây dựng cao hầu như đã được giải quyết.

Mới đây, 12 gói thầu đầu tiên tại cao tốc Bắc – Nam (CTBN) giai đoạn 2 với tổng giá trị 52.280 tỷ đồng đã chính thức được khởi công từ ngày 1/1/2023. Bên cạnh đó, 13 gói thầu còn lại tại CTBN giai đoạn 2, đường vành đai 3 (TP.HCM) và vành đai 4 (Hà Nội) cũng sẽ dự kiến bắt đầu thi công trong nửa đầu năm 2023.

TP.HCM có 25 dự án đủ điều kiện huy động vốn trong năm 2022

Theo báo cáo, năm qua Sở Xây dựng đã tham mưu, báo cáo UBND Thành phố tập trung chỉ đạo, giải quyết vướng mắc thủ tục đầu tư đối với 18 dự án nhà ở. Đến nay đã động thổ, khởi công và khánh thành 09 dự án, trong đó có 1 dự án nhà ở xã hội với 260 căn.

Đồng thời, Sở Xây dựng cũng làm việc với các chủ đầu tư về thông tin dự án, tiến độ, kế hoạch thực hiện, khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt báo cáo cụ thể việc dành 20% tổng diện tích đất ở tại dự án để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó rà soát được 33 dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10ha thuộc trường hợp phải dành 20% diện tích đất ở để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

Chính phủ sẽ cơ cấu lại thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký, ban hành Nghị quyết 01 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; Dự toán ngân sách và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Nghị quyết được ban hành trong bối cảnh dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định. Lạm phát tiếp tục ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia. Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin trên toàn cầu gia tăng. Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế.

Điều gì đang chờ đợi nhà đầu tư bất động sản trong năm 2023?

Nhiều kỳ vọng tích cực đã được đặt ra trong năm 2023. Song đi kèm đó là các thách thức, đòi hỏi nhà đầu tư và các doanh nghiệp Bất động sản cần có đủ bản lĩnh để đương đầu vượt qua. Thị trường bất động sản vừa trải qua năm 2022 với nhiều bất thường, bùng nổ đầu năm, trầm lắng cuối năm, đặc biệt là sự chênh lệch về cán cân cung – cầu.

Báo cáo thị trường bất động sản 2022 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, nguồn cung bất động sản ra thị trường năm 2022 đạt khoảng 48.500 sản phẩm, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2021 – thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và chỉ bằng 28% so với năm 2018 (180.000 sản phẩm).

TP.HCM: Điểm tên 6 sàn giao dịch bất động sản bị chấm dứt hoạt động

Trong danh sách các sàn giao dịch Bất động sản trên địa bàn TP.HCM bị chấm dứt hoạt động, có sàn đã hoạt động hơn 10 năm, có sàn chỉ mới thành lập từ năm 2021. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố còn 60 sàn đang hoạt động.

Phòng Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS), Sở Xây dựng TP.HCM đã công bố danh sách các sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động và bị chấm dứt hoạt động. Trong đó có 60 sàn đang hoạt động và 6 sàn bị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng được quy định của Bộ Xây dựng.

Giao dịch Đất nền bật tăng; Đề xuất tách riêng nhà và đất để đánh thuế; Ngân hàng đã “bơm” 800.000 tỷ đồng vào Bất động sản; “Xí đất” rồi bỏ hoang, 10 dự án treo ở Đồng Nai bị thu hồi… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Nóng trong tuần: Bất chấp biến động thị trường, giao dịch đất nền vẫn tăng?

Hình minh họa

 Đề xuất tách riêng nhà và đất để đánh thuế

Theo cơ quan soạn thảo, chính sách hiện chưa quy định về thuế nhà (nhà, công trình xây dựng) trong khi quá trình đô thị hóa đã tạo ra sự gia tăng đáng kể về giá trị bất động sản, trong đó có nhà. Hiện nay, nhiều quốc gia bên cạnh việc thu thuế đất, cũng nỗ lực điều tiết một phần giá trị tăng thêm từ nhà mà chủ sở hữu được hưởng.

Cơ quan quản lý đề nghị tách riêng đất ở, nhà ở để đánh thuế bất động sản đảm bảo đơn giản, dễ tính toán, dễ thực hiện, thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Giao dịch đất nền bật tăng

Bộ Xây dựng cho biết, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công là 14.349 giao dịch, bằng 28% so với quý 3/2022. Trong đó, miền Bắc có 3.821 giao dịch; miền Trung có 5.968 giao dịch; miền Nam có 4.560 giao dịch; riêng tại thành phố Hà Nội có 454 giao dịch và TP.HCM có 1.986 giao dịch thành công.

Ở phân khúc đất nền, lượng giao dịch thành công là 149.197 giao dịch, bằng 130% so với quý trước đó. Trong đó, miền Bắc có 29.402 giao dịch; miền Trung có 32.579 giao dịch; miền Nam có 87.216 giao dịch thành công.

Ngân hàng đã “bơm” 800.000 tỷ đồng vào bất động sản

Trong báo cáo về thị trường bất động sản năm 2022, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2021, con số này xấp xỉ 700.000 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41.815 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%.

Năm 2023 sẽ trình Quốc hội phương án đầu tư đường Vành đai 4 – TP.HCM

Lãnh đạo TP.HCM làm việc với đại diện các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, phấn đấu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 trong năm 2023. TP.HCM sẽ làm việc với Bộ GTVT để thống nhất về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đối với dự án đường vành đai 4 TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thống nhất ký kết ban hành kế hoạch triển khai dự án; các địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu quyết tâm, phấn đấu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư năm 2023.

UBND TP sẽ làm việc với Bộ Giao thông vận tải để thống nhất về đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện, hình thức trình, thời gian trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đồng thời, xin ý kiến về quy mô đầu tư giai đoạn 1 về hướng tuyến, quy mô mặt cắt ngang, vị trí tim tuyến…

Ngược dòng biến động thị trường, một phân khúc bất động sản vụt sáng

Bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường năm 2022 với tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng, đạt khoảng trên 80%, trong đó tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đạt cao nhất cả nước, đạt khoảng 85%.

Một số khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất cả nước với 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%.

Nguồn : https://cafeland.vn/tin-tuc/nong-trong-tuan-bat-chap-bien-dong-thi-truong-giao-dich-dat-nen-van-tang-116979.html


  • -

Đại dịch: Sự phục hồi của kinh tế và tương lai thị trường bất động sản 2021

– Dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở Việt Nam và đặt chúng ta vào những thử thách vô cùng to lớn. Tính đến cuối tuần này đã có hơn 20 tỉnh thành của Việt Nam buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ trong đó có 2 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Tp HCM. Số ca nhiễm bênh mới cũng không ngừng tăng và đạt trên 7.000 ca mỗi ngày.
Những diễn biến đó cho thấy Việt Nam đang phải chống chọi với sự lây lan dịch bệnh chưa từng có từ trước tới nay. Liệu rằng dịch bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng?

Nhìn lại tác động đối với kinh tế thế giới
Đại dịch Covid -19 đã lan ra toàn cầu và là một đại dịch chưa từng có kể từ chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay. Hầu hết các nền kinh tế đã suy giảm mạnh, mọi hoạt động kinh tế, xã hội dường như đảo lộn. Theo số liệu thống kê đến nay thế giới đã có hơn 200 triệu người nhiễm bệnh và có hơn 4 triệu người chết liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Tổng số ca nhiễm đang điều trị hiện nay khoảng 12 triệu người. Số lượng người nhiễm bệnh ở Ấn Đô, Indonesia và châu Mỹ La Tinh tiếp tục ở mức rất cao.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã khả quan hơn khi vắc xin covid-19 đã nhanh chóng sản xuất và được tiêm chủng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Ở các nước phát triển số lượng người tiêm chủng phần lớn đã đạt trên 60% và tình hình dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát.

Đối với kinh tế sau khi suy giảm mạnh vào quý 2 năm 2020, dù phải đối phó với sự lan rộng của dịch bệnh nhưng hầu hết nền kinh tế đều đã dần phục hồi từ quý 3 năm 2020. Năm 2020, GDP hầu hết quốc gia đã tăng trưởng âm, thậm chí âm sâu ở mức 3-7% tại các nước phát triển châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Tổng kết năm 2020, kinh tế toàn cầu suy giảm khoảng 3,5%, thương mại toàn cầu giảm 8%.

Đại dịch: Sự phục hồi của kinh tế và tương lai thị trường bất động sản
(Ngân hàng Thế giới dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng rất tích cực và là một trong những quốc gia có mức trăng trưởng cao nhất nhất thế giới)

Tuy nhiên, một thông tin tích cực là hiện nay kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo dự báo của ngân hàng thế giới thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 có thể đạt mức 5,6%. Động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu là sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc. Rất nhiều hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia đang dần trở lại bình thường. Nhu cầu về hàng hóa tăng mạnh khiến cho giá cả nhiều mặt hàng tăng, cước vận tải biển cũng tăng chóng mặt.

Nguyên nhân sâu xa hơn trong sự phục hồi này chính là những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất vắc xin bệnh virus này. Hiện đã có khoảng 10 loại vắc xin ngừa bệnh được cấp phép lưu hành khẩn cấp. Thống kê, cho thấy trên toàn thế giới hiện đã có khoảng 3,8 tỷ liều vắc xin được tiêm. Mỗi ngày đang có khoảng 30,8 triệu liệu vắc xin được tiêm. Hầu hết quốc gia phát triển đã có tỷ lệ tiêm vắc xin trên 50%, thậm chí đạt trên 70%. Quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc đến thời điểm hiện tại đã có tỷ lệ người tiêm vắc xin đạt 43%, Ấn Độ đạt 22,27%, Indonesia và Thái Lan đạt khoảng 14%. Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất vào khoảng 4%.

Triển vọng kiểm soát dịch bệnh covid -19 trên thế giới đang rất sáng sủa. Nhiều quốc gia ở châu Âu hầu như đã mở cửa mọi hoạt động kinh tế trở lại ở mức bình thường. Dịch bệnh không còn là mối quan ngại lớn nhất của người dân trong giai đoạn hiện nay. Các nước đang triển khai một cách nhanh chóng “hộ chiếu vắc xin” để đẩy mạnh các hoạt động xuyên biên giới. Các ngành du lịch, dịch vụ, vận tải hàng không đang trên đà phục hồi rất ấn tượng.

Trên thực tế kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi mạnh kể từ quý 3 năm 2020 ngay tại thời điểm dịch bệnh vẫn đang bùng phát dữ dội. Tuy vậy, do suy giảm mạnh trước đó kết thúc năm 2020 hầu hết các nền kinh tế chỉ còn suy giảm 6-7%. Hiện nay, hầu hết nền kinh tế đều đã tăng trưởng mạnh trở lại và sẽ phục hồi về trước lúc bùng nổ đại dịch vào cuối năm nay.

Sở dĩ các nền kinh tế không bị suy thoái kéo dài là do các Chính phủ đã có hành động mạnh mẽ trong việc chống lại suy thoái kinh tế. Hầu hết quốc gia chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao để tung tiền ra hỗ trợ cho người dân bằng cách phát tiền trực tiếp cho người dân, giảm thuế và nới lỏng các điều kiện cho vay vốn. Chính sách này đã duy trì sức mua trong nền kinh tế giúp cho cầu hàng hóa nhanh chóng phục hồi khi đại dịch dần kiểm soát.

Về chính sách tiền tệ các ngân hàng trung ương cũng tăng cường hỗ trợ cho hệ thống tài chính bằng cách đưa lãi suất chính sách về mức rất thấp và tăng cường bơm tiền qua thị trường mở để duy trì thanh khoản cho hệ thống tài chính. Do đó dù kinh tế suy giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản không cao và không có khủng hoảng tài chính diễn ra. Điều này giúp doanh nghiệp vẫn duy trì được năng lực sản xuất để nhanh chóng phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, triển vọng kinh tế thế giới thời gian tới là khá tích cực. GDP toàn cầu năm 2021 có thể phục hồi 5,6%, sau khi suy giảm khoảng 3,5% năm trước. Năm 2022 và 2023 kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng 4,3 và 3,1%.

Đại dịch: Sự phục hồi của kinh tế và tương lai thị trường bất động sản

(Kinh tế năm 2021 sẽ có sự phục hồi rất mạnh mẽ bởi dịch bệnh về cơ bản đang được kiểm soát. Tuy nhiên, không có sự phục hồi đồng đều ở những quốc gia. Những quốc gia thu nhập thấp gặp khó khăn trong tiếp cận vắc xin sẽ phục hồi chậm hơn).

Các quốc gia là đầu tàu dẫn dắt kinh tế thế giới phục hồi là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhu cầu tiêu dùng tại các quốc gia này đang tăng mạnh và hoạt động sản xuất đang dần trở lại bình thường. Cụ thể, kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tăng đến 6,8%, châu Âu tăng 4,2%, Trung Quốc tăng 8,5%.

Thương mại toàn cầu cũng được dự báo sẽ tăng mạnh trong này. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc giá cả hàng hóa, cước vận tải biển tăng mạnh. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo thương mại toàn cầu năm 2021 có thể tăng trên 10%.

Những dự báo của Ngân hàng Thế giới là hoàn toàn có cơ sở bởi diễn biến thực tại cũng như kinh nghiệm phục hồi từ các cuộc khủng hoảng trong những năm trước đây. Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo sự phục hồi này diễn ra không đồng đều ở các quốc gia. Những quốc gia có thu nhập thấp, quốc gia đang phát triển thì sự phục hồi sẽ khó khăn hơn bởi chưa thể triển khai tiêm phòng vắc xin trên diện rộng.

Kinh tế Việt Nam đang thế nào?
Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm. GDP đạt mức tăng 5,64% và xuất khẩu tăng tới 28,4%, nhập khẩu tăng 36,1%. Đây là kết quả khá tích cực trong khi một số địa phương của Việt Nam dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất như ở Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Tp HCM….

Trước đó, năm 2020 Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới do kiểm soát được dịch bệnh. Việt Nam được hưởng lợi từ việc hoạt động sản xuất ở nhiều quốc gia bị gián đoạn bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ căng thẳng. Tăng trưởng GDP năm 2020 vẫn đạt 2,91% dù kinh tế thế giới sụt giảm gần 5%.

Đại dịch: Sự phục hồi của kinh tế và tương lai thị trường bất động sản

Nguồn: CafeLand tổng hợp

Hiện tại, dịch bệnh đang tăng nhanh và lan ra rất nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, địa phương có kinh tế lớn nhất cả nước là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và một số tỉnh lân cận đang gồng mình chống chọi dịch bênh. Rất nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ. Theo dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục ở mức trầm trọng trong ít nhất vài tháng tới.

Hiện tại, đã có hơn 20 tỉnh thành trong cả nước đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó có 2 trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và TP HCM. Việc thực hiện giãn cách xã hội không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến các hoạt động kinh tế dịch vụ mà còn cả những ngành sản xuất. Rất nhiều nhà máy tại trung tâm công nghiệp cả nước là Đồng Nai, Long An, Bình Dương và một số khu vực quanh Hà Nội buộc phải đóng cửa dừng sản xuất. Việc lưu thông hàng hóa giữa các khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn. Chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Dự báo về triển vọng kinh tế năm 2021, mới đây nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá đợt dịch này có nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, ở kịch bản cơ sở, nhóm chuyên gia vẫn dự báo GDP năm 2021 tăng trưởng 5,8 – 6%, thấp hơn so với mức 6,1 – 6,3% họ đưa ra hồi đầu tháng 6 và mức 6,5 – 7% dự báo hồi đầu năm. Kịch bản tiêu cực nhất mà nhóm nghiên cứu này đưa ra là GDP tăng 5,1-5,3%.

Vào đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng tuyên bố thống nhất chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra và thống nhất với 2 kịch bản tăng trưởng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng với kịch bản 1 tăng 6% và kịch bản 2 tăng 6,5%.

Như vậy, chỉ cần đạt được kịch bản kém nhất theo nhóm nghiên cứu thuộc BIDV đưa ra thì cũng được xem là một thành tích tốt trong bối cảnh cảnh hiện nay. Thực tế, mục tiêu tăng trưởng trên 5% rất khó khả thi bởi dịch bệnh đang bùng phát dữ đội và lan rộng trên cả nước. Rất nhiều hoạt động kinh tế đang bị ngưng trệ do đó không có gì bất ngờ khi quý 3 năm nay GDP tăng trưởng âm.

Tương lai thị trường bất động sản về đâu?
Dù kinh tế có suy giảm mạnh nhưng đã khá nhanh chóng phục hồi trở lại ngay khi số ca nhiễm bệnh ở nhiều quốc gia vẫn đang ở mức rất cao. Đặc biệt, hệ thống tài chính toàn cầu vẫn đứng vững và không dẫn đến khủng hoảng trên thị trường tài chính. Các Chính phủ và NHTW đã nhanh chóng hành động vượt ra mọi quy tắc thông thường trong điều hành kinh tế để đối phó với tình trạng khẩn cấp. Với việc tiêm phòng vắc xin đang thực hiện khá phổ biến thì rõ ràng kịch bản phục hồi của các nền kinh tế là khá vững chắc.

Thị trường tài chính thời gian qua cũng đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục. Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh, giá bất động sản khắp nơi cũng liên tục lập đỉnh mới. Chính sách lãi suất thấp đã kích thích dòng tiền đổ mạnh và các tài sản có tính đầu cơ cao này. Cho đến nay mặc dù còn một số quan ngại về tình hình lạm phát, thâm hụt ngân sách nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá bất động sản hay chứng khoán sẽ giảm sâu.

Quay trở lại với tình hình Việt Nam với kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy một khi dịch bệnh đã lan rộng thì rất khó kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày cả trong tình huống này kinh tế vẫn có thể tăng trưởng một tỷ lệ nhất định. Đặc biệt một khi vắc xin được sử dụng để tiêm phòng rộng rãi thì việc kiểm soát dịch bệnh cũng không quá phức tạp và nền kinh tế dần mở cửa trở lại.

Như vậy, với tốc độ tiêm phòng vắc xin hiện nay thì Việt Nam có thể đạt ngưỡng tỷ lệ tiêm phòng 30-50% ở một số khu vực quan trọng trong quý 4/2021. Vào thời điểm đó kinh tế sẽ dần trở lại bình thường và lấy lại đà tăng trưởng.

Đối với hệ thống tài chính chắc chắn Chính phủ và NHNN sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ. Với việc lạm phát vẫn đang ở mức khá thấp thì phương án hạ lãi suất và khoanh nợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn chắc chắn sớm áp dụng. Một khi hệ thống tài chính giữ vững thì cuộc khủng hoảng sẽ sớm được kiểm soát và kinh tế sớm lại được đà phục hồi.

Đối với thị trường bất động sản dù giao dịch hiện nay đang tạm thời đóng băng và giá nhà đất ở nhiều nơi đang được xem là mức quá cao nhưng triển vọng của thị trường bất động sản vẫn còn khá tích cực. Việc Chính phủ tiếp tục đổ tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ là một trong những động lực lớn cho bất động sản một số khu vực. Bên cạnh đó, cũng như nhiều quốc gia chính sách lãi suất thấp sẽ hỗ trợ rất tốt cho thị trường bất động sản tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới.

Nguồn : https://cafeland.vn/phan-tich/dai-dich-su-phuc-hoi-cua-kinh-te-va-tuong-lai-thi-truong-bat-dong-san-101044.html


  • -

Nhiều quận, huyện ở TP.HCM có dân số lớn hơn một tỉnh

Ngày 11.10, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Mật độ dân số TP.HCM là 4.292 người/km2 /// Ảnh: Ngọc Dương

Mật độ dân số TP.HCM là 4.292 người/km2

Theo số liệu công bố tại hội nghị, tính đến 0 giờ ngày 1.4.2019, dân số TP.HCM hơn 8,99 triệu dân (tăng 1,8 triệu người so với năm 2009), trong đó nam giới hơn 4,38 triệu người (chiếm 48,7%) và nữ giới khoảng 4,61 triệu người (chiếm 51,3%).
TP.HCM cũng là nơi đông dân nhất cả nước (chiếm 9,35%) và chiếm hơn 50% dân số vùng Đông Nam bộ. Mật độ dân số TP.HCM là 4.292 người/km2 (tăng gần 26% so với năm 2009) và cũng là TP có mật độ dân số cao nhất của cả nước (Hà Nội có mật độ 2.398 người/km2). Nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 3,51 người/ hộ. Số người bình quân trong mỗi hộ có xu hướng giảm, quy mô hộ bình quân từ 3 người trở lên đang theo chiều hướng giảm, trong khi hộ gia đình có 1 người ngày càng nhiều (tăng từ 7,4% vào năm 2009 lên gần 12,5% vào năm 2019).
Quận, huyện đông dân nhất là Bình Tân (hơn 784.000 người), tiếp theo là Bình Chánh (hơn 705.000 người), Gò Vấp (hơn 676.000 người) và thấp nhất là Cần Giờ (hơn 71.000 người), Q.1 (hơn 142.000 dân), Phú Nhuận (hơn 163.000 người), Q.2 (hơn 182.000 người)… Số dân của một số quận, huyện ở TP.HCM thậm chí bằng và cao hơn dân số nhiều tỉnh. Hiện cả nước có 12 tỉnh có dân số dao động từ 314.000 – 784.000 người.
Về mật độ dân số, Q.4 có mật độ dân số cao nhất khi mỗi km2 của quận này có tới gần 42.000 người sinh sống, tiếp đó là Q.10 với mật độ hơn 41.000 người/km2; Q.11 là 40.830 người/km2; Q.3 là gần 38.700 người/km2.
Phường, xã đông dân nhất là xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) hơn 124.000 dân, P.Bình Hưng Hòa A (Q.Bình Tân) hơn 123.000 dân, xã Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) hơn 121.000 dân, P.Bình Hưng Hòa B (Q.Bình Tân) đạt hơn 88.000 dân… Những phường ít dân nhất đều thuộc Q.2, lần lượt là P.An Khánh (223 người), An Lợi Đông (508 người), Thủ Thiêm (744 người)… Đây là những phường rơi vào diện giải tỏa trắng của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Báo cáo cũng cho biết trong tổng số 2,5 triệu hộ dân cư ở TP.HCM, có 39 hộ không có nhà ở, trong đó khu vực thành thị có 1 hộ ở Q.1 và 1 hộ ở Q.4 không có nhà, còn lại ở khu vực nông thôn. Tình trạng hộ dân không có nhà ở tại TP.HCM đang dần được cải thiện trong 10 năm, từ mức 0,9 hộ/10.000 hộ vào năm 2009 đến nay còn 0,2 hộ/10.000 hộ năm 2019…
Nhiều quận, huyện ở TP.HCM có dân số lớn hơn một tỉnh - ảnh 1

Nguồn :https://thanhnien.vn/thoi-su/nhieu-quan-huyen-o-tphcm-co-dan-so-lon-hon-mot-tinh-1136040.html


  • -

Ứng dụng công nghệ 4.0 bất động sản ‘nở rộ’ trong mùa dịch

Tại thời điểm hiện tại, những sàn giao dịch có tiềm lực tài chính đã khởi động lại, hoạt động với kế hoạch kinh doanh và phương thức kinh doanh mới, như bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn.

Ảnh: Thùy Chi

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, nếu như trong quý I/2020 có đến trên 80% số sàn giao dịch bất động sản phải tuyên bố phá sản hoặc dừng hoạt động, thì từ đầu quý II tới nay số lượng sàn giao dịch thành lập mới được ghi nhận đã tăng thêm khoảng 20%.

Trong quý I/2020, các sàn giao dịch chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, cao điểm có tới 80% sàn tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, từ đầu quý II/2020 tới nay, các sàn giao dịch bất động sản đã phục hồi nhanh chóng và hầu hết đã hoạt động trở lại. Tính đến thời điểm này ước tính khoảng 15% sàn vẫn phải đóng cửa hoạt động, nhưng số lượng sàn thành lập mới tăng khoảng 20%.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam đánh giá, sau đợt cao điểm thứ nhất của đại dịch Covid-19, số lượng sàn giao dịch bất động sản hoạt động gần như không thay đổi, thậm chí có xu hướng tăng. Đồng thời, những sàn giao dịch có tiềm lực tài chính đã bắt đầu khởi động lại, hoạt động với kế hoạch kinh doanh và phương thức kinh doanh mới, đặc biệt bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc kinh doanh.

Bên cạnh đó, các sàn giao dịch bất động sản còn tập trung phát triển mạng lưới bán hàng tinh gọn, chuyên nghiệp, theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng, ồ ạt, đại trà như trước kia.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính, đại dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, để có thể tồn tại thì yêu cầu các doanh nghiệp bất động sản nói chung và sàn giao dịch nói riêng cần phải tiếp tục xây dựng chiến lược tái cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho đơn vị của mình.

Theo ông Đính, các sàn giao dịch cần phải quan tâm đến hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới; đồng thời đối với cá nhân làm nghề môi giới cần hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, giá trị bản thân.

Lý giải về việc các sàn giao dịch bất động sản lại tiếp tục “nở rộ” trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc trang tin batdongsan.com.vn cho hay, bất động sản là một kênh đầu tư an toàn hơn so với vàng hay chứng khoán, vì vậy khi người dân tập trung đầu tư nhiều vào sản phẩm này thì kéo theo sự phát triển của các sàn giao dịch bất động sản.

Ông Stephen Wyatt – Tổng Giám đốc Jones Lang LaSalle Việt Nam cho biết, đã qua rồi thời kỳ phải “rong ruổi” tới từng dự án để tìm hiểu thông tin về căn nhà đã mua, chỉ cần search google đã có tới hàng vạn kết quả tìm kiếm về thông tin dự án BĐS xuất hiện, đa dạng chủng loại từ cao cấp, trung cấp tới bình dân, nghỉ dưỡng, đất nền… để người mua nhà có thể lựa chọn.

Cũng qua rồi thời kỳ phải “vác tiền” để đến tận sàn giao dịch đặt cọc với các nhân viên môi giới để chọn trước được căn hộ mình ưng ý, giờ đây chỉ cần bấm vào một website rao bán BĐS cùng tài khoản ngân hàng đăng ký thanh toán online, qua vài cú click chuột là người mua nhà đã hoàn thành xong thủ tục đặt cọc trước căn hộ tại một dự án mong muốn.

Với các ứng dụng trên, hoạt động kinh doanh bất động sản có thể được diễn ra giữa người mua, nhân viên môi giới và người bán cách xa hàng ngàn cây số một cách thuận tiện dễ dàng. Không cần phải đến tận nơi, mọi thông tin, mọi hình ảnh về dự án đều được truyền tải một cách chân thực và sống động nhất tới khách hàng để họ cảm nhận và đưa ra quyết định theo như mong muốn. Ví dụ như với công nghệ 3D Interactive sắc nét, khách hàng có thể nhìn thấy căn hộ của mình trong tương lai, nội thất các phòng và đặc biệt là tầm nhìn từ căn hộ ra các hướng xung quanh…

Sự đột phá công nghệ không chỉ mang tới sự thuận tiện cho các khách hàng, mà góp phần làm giảm chi phí quảng cáo, thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng của nhân viên môi giới. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch tốt, trong đó có biện pháp hạn chế tối đa ra ngoài, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi tiếp xúc, thì việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực này là một giải pháp rất hữu hiệu.

Nguồn: Chinhphu.vn

https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1288/63791/ung-dung-cong-nghe-4-0-bat-dong-san-%E2%80%98no-ro%E2%80%99-trong-mua-dich.aspx


  • -

Siết ‘vòng vây’ cấm phân lô, bán nền

TTO – Không chỉ có các quận nội thành của Hà Nội và TP.HCM, khu vực cấm các dự án kinh doanh nhà ở kiểu phân lô, bán nền đã được mở rộng đến các phường thuộc các đô thị loại I trực thuộc trung ương.

Siết vòng vây cấm phân lô, bán nền - Ảnh 1.

 Dự án Golden Hill tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng rộng mênh mông nhưng nhiều nơi bỏ hoang

Đây là một trong những quy định mới trong nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai (gọi tắt là nghị định 148) và đã có hiệu lực từ ngày 8-2-2021.

Việc mở rộng phạm vi và siết chặt các điều kiện được phân lô, bán nền đối với các dự án kinh doanh nhà ở được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ và “dự án ma” vốn đang diễn ra ở các TP lớn.

Thêm Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ – phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường – cho biết điều 41 nghị định 43 (năm 2014) đã quy định các điều kiện để các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (gọi tắt là dự án kinh doanh nhà ở) được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.

Theo đó, chủ đầu tư phải hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch, hoàn thành nghĩa vụ tài chính; chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại khu vực các quận nội thành của hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.

Ngoài ra, nghị định 43 cũng quy định không phân lô, bán nền ở khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị, mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Theo bà Mỹ, xuất phát từ thực tiễn và mục tiêu hình thành những đô thị đồng bộ, hiện đại hơn nên điều 41 nghị định 43 đã được nghị định 148 sửa đổi và quy định chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại khu vực nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc trung ương.

“Như vậy, ngoài các quận nội thành của hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, các dự án kinh doanh nhà ở trên địa bàn phường của các đô thị loại I trực thuộc trung ương, cụ thể là ba thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, cũng không được phân lô, bán nền” – bà Mỹ phân tích.

Ngoài ra, theo bà Mỹ, nghị định 148 cũng đã bổ sung quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố công khai các khu vực dự án kinh doanh nhà ở được phân lô, bán nền trước khi tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.

“Tức là ngay khi chủ đầu tư làm thủ tục dự án, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phải công khai khu vực được thực hiện dự án phân lô, bán nền cho người dân biết, tức là giao nhiều trách nhiệm cho chính quyền địa phương” – bà Mỹ nói.

Bà Mỹ cho biết việc bổ sung các điều kiện, quy định với dự án có phân lô, bán nền tại nghị định 148 nhằm đảm bảo phù hợp Luật kinh doanh bất động sản, Luật xây dựng, Luật nhà ở và cũng để siết chặt trong quản lý với những dự án có phân lô, bán nền.

Theo bà Mỹ, trong quá trình dự thảo nghị định và triển khai thực hiện sau khi nghị định có hiệu lực, đại diện các địa phương đều nhất trí với việc mở rộng khu vực cấm và quy định chặt chẽ các điều kiện dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.

Siết vòng vây cấm phân lô, bán nền - Ảnh 2.

UBND P.Thạnh Xuân (Q.12, TP.HCM) cắm bảng cảnh báo người dân giao dịch đất nền trên khu đất không được phép phân lô, tách thửa, phát triển dự án trên địa bàn – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không ảnh hưởng đến cung cầu nhà ở

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – cho rằng việc bổ sung những quy định mới theo hướng mở rộng khu vực không được phân lô, bán nền, siết chặt quản lý việc phân lô, bán nền là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, hạn chế phân lô, bán nền tràn lan, công ty “ma” rao bán phân lô, bán nền trên giấy.

Ông Châu cũng cho rằng ngoài khu vực không được phân lô, bán nền trên địa bàn các quận thuộc đô thị loại đặc biệt theo nghị định 43/2014, nay mở rộng khu vực không được phân lô, bán nền với tất cả các phường ở đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương vẫn không ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, việc quy định khu vực được thực hiện dự án phân lô, bán nền và quy định chặt chẽ điều kiện phân lô, bán nền dự án nhà ở sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo phát triển đô thị bền vững, trong khi đó vẫn giải quyết nhu cầu rất lớn của cá nhân, hộ gia đình được mua nền để tự xây dựng nhà trong dự án nhà ở tại các khu vực đô thị.

Về quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố công khai các khu vực được thực hiện dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trước khi tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, ông Lê Hoàng Châu khẳng định “dứt khoát phải công khai cái này”.

Tuy nhiên, theo ông Châu, thực tế hiện nay hầu hết các địa phương chưa công bố công khai khu vực được thực hiện dự án phân lô, bán nền trước khi tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Vì vậy, từng địa phương cần thực hiện nghiêm, tránh tình trạng công ty “ma” không có dự án vẫn công bố thông tin, rao phân lô, bán nền lừa đảo như đã từng xảy ra.

Vấn đề quan trọng hiện nay là UBND cấp tỉnh phải thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin dự án, khu vực được phân lô, bán nền để người dân có đủ thông tin, hạn chế bị lừa đảo.

Khi nào được bán cho khách hàng?

Nghị định 148 quy định điều kiện để dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền là chủ đầu tư phải hoàn thành xây dựng các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch 1/500.

Các công trình hạ tầng phải kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi chuyển nhượng và phải đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải.

Đồng thời, chủ đầu tư phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở.

Cấm: được rất nhiều!

Nhìn chung, nghị định 11 từng bước đưa công tác quản lý phát triển đô thị chặt chẽ, nhưng để có đô thị hiện đại, thẩm mỹ và tiết kiệm đất vẫn cần quy định như nghị định 148, trong đó có cấm phân lô, bán nền một số khu vực.

Kiến trúc sư BÙI HUY TRÍ

Cách đây 10 năm khi nhiều nhà đầu tư bất động sản nhảy vào, tình trạng phân lô bán nền ở TP Đà Nẵng diễn ra tràn lan. Hầu hết các dự án với tên gọi là “khu đô thị mới”, “đô thị sinh thái” nhưng trên thực tế là phân lô, bán nền với diện tích từ 100 – 200m2/lô.

Khu đô thị sinh thái Golden Hill (Q.Liên Chiểu) đã xây dựng 10 năm nay nhưng hiện chỉ lác đác người đến mua đất xây nhà ở. Một số dự án đô thị khác như Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ), Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn) rộng mênh mông nhưng số người đến xây nhà ở vẫn còn rất ít. Người sở hữu đất tại các dự án này chủ yếu là giới đầu tư đến từ các tỉnh phía Bắc.

7dn 1(read-only)

Một dự án đô thị sinh thái tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng nhưng thực chất là phân lô, bán nền – Ảnh: HỮU KHÁ

Theo ông Vũ Quang Hùng – bí thư Quận ủy Hải Châu, nghị định 148 là một biện pháp căn cơ để chống tình trạng đầu cơ đất đai hiện nay. “Sức mua của dân Đà Nẵng không nhiều mà sản phẩm đất đai ở các dự án đang vượt nhu cầu. Phần lớn nhà đầu tư ở các tỉnh thành khác đến mua đất để đầu cơ nên không xây dựng nhà cửa, công trình.

Vì vậy tại các khu vực đô thị này đất đai bị bỏ hoang, hạ tầng đầu tư nham nhở và xuống cấp nhanh do không được sử dụng, bảo trì thường xuyên. Chưa kể, tại các khu vực đô thị bỏ hoang này phát sinh nhiều hệ lụy xã hội như môi trường, an ninh trật tự” – ông Hùng nói.

Kiến trúc sư Bùi Huy Trí – trưởng phòng phát triển đô thị Sở Xây dựng Đà Nẵng – cho biết: “Có một thời gian trước đây xảy ra tình trạng phân lô, bán nền tràn lan trên nhiều tỉnh thành cả nước. Điều này một mặt góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển mở rộng đô thị nhưng mặt khác cũng tạo nên những tác động phức tạp.

Các đô thị dễ bị phát triển theo hướng thấp tầng dàn trải, thiếu lộ trình hoặc phá vỡ định hướng, sử dụng đất đai kém hiệu quả. Hệ quả dễ thấy là nhiều khu vực đô thị nền đã bán nhưng để đất trống, không xây dựng kéo dài trong nhiều năm”.

Theo kiến trúc sư Bùi Huy Trí, nghị định 11 năm 2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị quy định điều kiện cần của dự án phân lô, bán nền là phải nằm trong khu vực được phép chuyển quyền do UBND tỉnh phê duyệt sau khi được Bộ Xây dựng thống nhất bằng văn bản, để phân biệt với các khu vực bắt buộc phải đầu tư xây dựng công trình để bán.

Điều kiện đủ là các khu vực đó đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Nguồn : https://tuoitre.vn/siet-vong-vay-cam-phan-lo-ban-nen-2021041007573916.htm


  • -

4 dự án hạ tầng nghìn tỷ sẽ thay đổi Hóc Môn

Thị trường bất động sản ở phía Tây TPHCM đang đứng trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong năm 2021 nhờ những thông tin mới về quy hoạch khu vực cùng hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm. Ngày hôm nay, CafeLand sẽ đưa quý khán giả đến với huyện Hóc Môn để cùng tìm hiểu xem trong thời gian sắp tới 4 dự án hạ tầng nào sẽ giúp làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt huyện, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội và đẩy nhanh quá trình lên quận của khu vực này nhé !

Nguồn CafeLandTV :https://cafeland.vn/video/view/4-du-an-ha-tang-nghin-ty-se-thay-doi-hoc-mon-11233.html


DỰ ÁN MỚI 2019


THÔNG BÁO MỞ BÁN PHÚC AN CITY 2023

Để phục vụ công tác chuẩn bị cho lễ mở bán dự án PHÚC AN GARDEN, Khách hàng sẽ được tặng 3 chỉ vàng SJC, áp dụng từ ngày 23/05/2023. Sẽ ngưng nhận giữ chỗ lúc 17h ngày 23/05/2023 và lưu ý rằng: Mọi phiếu giữ chỗ + phiếu thu khách hàng đã giao dịch Anh/Chị vui lòng nộp về Văn Phòng CĐT TRAN ANH GROUP, chậm nhất là 17h ngày 22/06/20123 Sau thời gian trên, Bộ phận QLSP không giải quyết nhé Anh/Chị.
PHÒNG QUẢN LÝ HỒ SƠ
HOTLINE : 0902.577.119

DỰ ÁN MỚI 2021

LIÊN HỆ ĐẤT VÀNG MIỀN NAM

86 Dương Đức Hiền, P Tây Thạnh ,Q. Tân Phú, TP.HCM

0902.577.119

suports@datvangmiennam.com

datvangmiennam.com

error: Content is protected !!